Cây giống Sa la. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Sa la – loài cây mang trong mình ý nghĩa tâm linh, có hoa thơm và là cây bóng mát. Có lẽ vì vậy mà giống cây sa la ngày càng được mọi người ưa trồng. Liệu rằng bạn đã thực sự hiểu được vẻ đẹp của loài cây này? Hãy cùng cây giống Tam Đảo tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây!

Cây sa la giống
Cây sa la giống được nhiều người ưa trồng

Đặc điểm chung của cây sa la giống

Sa la là loài cây lấy gỗ, chiều cao trung bình khoảng 15 – 35m. Thân cây có màu xám đậm.
Cây nhiều cành nhánh nhưng cong queo, không mọc thẳng. Lá cây mọc dày, nhìn gần giống lá lộc vừng.

Sa la trưởng thành có tán lá rất rộng và màu xanh bóng rất mát mắt. Hoa mọc trực tiếp từ thân cây. Có những chùm hoa dài đến 80cm.

Những cây sala lớn có thể có đến hàng ngàn bông hoa vào mỗi mùa hoa nở rộ. Loài hoa này có hương thơm ngọt ngào vô cùng đặc biệt, nhất là vào đêm và sáng sớm. Màu sắc của hoa cũng rất độc đáo với sự xen kẽ của màu đỏ, hồng và vân vàng mỏng.

cay-thala-giong-dac-diem-hinh-thai
Cây sa la vừa tạo cảnh quan đẹp vừa có hương thơm

Đặc điểm sinh thái

Sa la là loại cây ưa sáng, thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Tốc độ sinh trưởng từ chậm đến trung bình. Sala là loại cây có khả năng sinh tồn cao, trồng được ở nhiều loại đất khác nhau. Đặc biệt, cây không cần người trồng mất quá nhiều thời gian chăm sóc vì chúng ít sâu bệnh hại và dễ sống.

Hoa Sa la nở quanh năm, nhưng từ tháng 2 đến tháng 5 là rộ nhất. Quả Sa la cũng rất lạ với cấu tạo hình cầu có đường kính đến 15cm, tròn và nặng, vỏ gỗ cứng màu nâu nhạt.

Nhưng những quả “bóng” kỳ lạ này lại có mùi hôi khá khó chịu, khi rơi xuống sẽ nổ và gây tiếng ồn lớn. Mỗi cây sa la có thể có 150 quả. Trong mỗi quả lại có từ 65 đến 550 hạt tùy kích thước quả lớn hay nhỏ.

Ý nghĩa của cây sa la giống

Cây Sala có ý nghĩa linh thiêng trong đạo Phật đặc biệt là Phật giáo. Chúng gắn liền với cuộc đời của Đức phật Thích Ca. Theo Kinh điển Phật giáo, đức Phật được sinh ra dưới bóng cây Sala trong vườn Lumbini và mất giữa 2 cây Sala ở Kushinagar. Vì Đức Phật được sinh ra dưới bóng cây, nên Sala mang ý nghĩa đặc biệt đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Với ý nghĩa gắn liền với Đạo Phật nên cây Sa la được sử dụng trồng ở rất nhiều đền thờ, chùa chiền lớn tại các Phật giáo như Ấn Độ, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Sri Lanka,…

Khi ngắm nhìn và thưởng thức hương thơm của hoa Sala, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái, an lạc, hạnh phúc tới bình yên khó tả. Nó giúp con người trút hết ưu phiền trong lòng đúng với tên gọi cây vô ưu.

Cây Sa la có công dụng gì?

Làm đẹp cảnh quan và mang lại không khí trong lành

Ngày nay, người ta yêu thích và trồng cây song thọ này ở cả các nhà thờ tổ; nhà thờ họ hay trong tư viên các gia đình. Loài cây này vừa làm đẹp cảnh quan; vừa mang đến bầu không khí trong lành lại vừa giúp tinh thần con người thêm thư thái bởi mùi hương hoa dễ chịu.

Làm đồ dùng mang lại giá trị kinh tế

Gỗ của cây Sa la thường được sử dụng để làm hương. Vỏ của trái Sa la còn được sử dụng để chế làm đồ dùng hữu ích. Nhờ đó, cây có thể đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người trồng.

Điều trị bệnh

Nhiều người thắc mắc cây Sala có ăn được không? Loài cây này không ăn được nhưng lại được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh. Quả Sala có tính kháng khuẩn, trị nấm, chống viêm nhiễm và giảm đau hiệu quả. 

Vỏ cây lại được dùng để chữa dạ dày và trị cảm lạnh. Dịch chiết lá cây sala có thể dùng để khử trùng vết thương hoặc chữa bệnh ngoài da. Thậm chí những người Nam Mỹ còn dùng vỏ, thân, lá cây sala để chữa sốt rét….

Công dụng của cây sa la giống

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sa la giống 

Để trồng cây Sa la giống không khó, vì cây vốn dễ trồng và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, để cây sinh sống được ở điều kiện lý tưởng nhất, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

Cách nhân giống Sa la

Cây Sa la chủ yếu nhân giống bằng hạt. Quả sala có rất nhiều hạt nên việc sử dụng và thu gom hạt để ươm cây cũng khá diễn ra dễ dàng, thuận lợi. Ngoài ra, sala còn còn có thể nhân giống bằng cách giâm cành hay giâm rễ.

Kỹ thuật trồng cây Sa la giống

Để trồng cây sala, bà con cần chuẩn bị đất trồng thật tơi xốp. Đất này nên pha thêm 1 bì tro và kết hợp sử dụng thêm phân chuồng như phân bò, phân trâu.

Khi đã chuẩn bị đất xong, bà con tiếng hành đào hố và trộn đất, đặt bầu cây xuống hố, tháo bỏ lớp nilon bên ngoài bầu và lấp đất nén cùng hỗn chất xung quanh.

Để cây thẳng đứng và không bị nghiêng ngả, bà con nên dùng các que chống đỡ cây. Cuối cùng, thực hiện tưới nước đều xung quanh gốc cây cho cây đủ độ ẩm.

Kỹ thuật chăm sóc cây

Để chăm sóc tốt cho cây, bà con nên chú ý đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, nước tưới, phân bón,… đã đảm bảo hay chưa, cụ thể:

  • Tưới nước: Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và vụ mùa trồng cây, chúng ta sẽ thực hiện tưới nước vào thời điểm thích hợp. Vào mùa khô, chúng ta có thể tưới 2 ngày/1 lần và sáng sớm hoặc chiều tối. Vào mùa mưa, không cần tưới nước nhiều, chỉ cần duy trì đủ độ ẩm của đất.
  • Bón phân: Trong 3 tháng đầu, bà con nên bổ sung phân bón hữu cơ. Trong giai đoạn phân cành và ra hoa, bà con cần bổ sung đầy đủ nước và dưỡng chất để cho hoa nhiều và đẹp. Bón phân định kỳ phân bón NPK(15-15-15) 0,1 đến 0,2kg/1 gốc 6 tháng đến 1 năm.
  • Cắt, tỉa cành: Nên cắt tỉa cành lá, để tạo dáng sala gọn gàng và đẹp mắt.
  • Vun gốc: Vun gốc định kỳ 1 đến 2 lần ở giai đoạn các tháng đầu mỗi năm.
  • Phòng trừ sâu bệnh: sala là cây kháng bệnh rất tốt. Tuy nhiên, cây vẫn có thể gặp các trường hợp như sâu đục thân, sâu ăn lá. Bà con có thể sử dụng vôi quét gốc sala để phòng trừ khi bị sâu đục thân, dùng boocdo 1% để trừ bệnh khi gặp trường hợp sâu ăn lá.

Lưu ý khi trồng cây Sa la giống

Cây sa la có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau. Cây ưa sáng nên cần được trồng ở nơi thoáng đãng. Là loài thân gỗ lớn nên cây Sa la cần được trồng ở vị trí thích hợp để khi cây phát triển vẫn có đủ ánh sáng để quang hợp, đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Chúng ta có thể trồng cây vô ưu này trên đất phù sa, đất pha cát hoặc đất phèn. Loại đất tơi xốp giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt luôn là môi trường sống lý tưởng nhất cho loài cây này.

Vì loài cây này có nhiều trái và trái có trọng lượng nặng với kích thước lớn, nên khi trồng cây sa la giống chúng ta nên trồng cách xa đường đi. Việc này để tránh trường hợp quả chín sẽ rơi xuống và người bên dưới gốc cây sẽ gặp nguy hiểm.

Khi mới trồng, bạn nên cắm cọc cho cây. Khi cây lớn hơn một chút, chúng ta tiến hành tỉa bỏ những cành nhỏ để cây phát triển lên cao một cách dễ dàng.

Trong quá trình cây sinh trưởng, người trồng cần tưới nước thường xuyên và bón phân hữu cả định kỳ. 

Việc này giúp bộ rễ của cây ổn định; tán lá xanh tốt, hoa nở đẹp và nhiều. Người trồng có thể bón phân định kỳ 2 – 5 lần mỗi năm. Bạn có thể quét vôi quanh gốc cây để phòng trừ sâu đục thân gây hại.

Mua cây Sa la giống tốt giá rẻ ở đâu?

Cây Sa la giống được trồng ngày càng phổ biến vì có tán lá đẹp, hoa có hương thơm và có ý nhiều ý nghĩa. Muốn có một cây sinh trưởng mạnh, tạo cảnh quan đẹp mắt, bạn cần chọn được những cây giống khỏe, không bị sâu bệnh. 

Đặc biệt, bạn cần chọn những cây giống có dáng đẹp và không bị tổn thương. Có như vậy khi cây trưởng thành mới tạo cảnh quan đẹp mắt.

Ngoài cung cấp cây giống, chúng tôi cũng sẽ tư vấn để giúp bạn biết cách trồng và chăm sóc cây tốt nhất. Nhà vườn cũng cung cấp đa dạng các loại cây công trình, cây lâm nghiệp, cây ăn quả khác phù hợp với nhu cầu đa dạng của đông đảo khách hàng

Liên hệ với Cây Giống Tam Đảo để được hỗ trợ mua cây Sa la giống nhanh chóng nhất nhé!

Địa chỉ: Quan Ngoại – Tam Quan Tam Đảo – Vĩnh Phúc

SĐT: 0967239503

Email: [email protected]

Facebook: Cây giống Tam Đảo

Bài viết liên quan: Giá trị kinh tế cây ba kích tím, Giống cây bằng lăng tím. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1 bình luận về “Cây giống Sa la. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *