Cây mận quân giống (hồng quân, bồ quân)

Đặc điểm của cây mận quân

Cây mận quân (còn được gọi là hồng quân, bồ quân, bù quân, mùng quân trắng) có tên khoa học là Flacourtia Jangomas, thuộc họ cây Liễu thường mọc ở những các rừng mưa trên đồi núi hoặc vùng đất thấp trũng. Cây hồng quân vừa là một loại cây thuốc quý, vừa là loại cây cảnh được yêu thích nhờ sở hữu vẻ đẹp sang trọng, hút mắt, là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, kiên cường, quả cảm. Hãy cùng Cây giống Tam Đảo khám phá nhiều thông tin hữu ích dưới đây!

Đặc điểm cây mận quân 

– Cây mận quân là loại cây bụi, cao 10m đến 15m khi trưởng thành. Cây phân nhiều cành, cành non thường có gai nhọn, còn cành già không có gai, vỏ màu vàng nâu, nâu đỏ hoặc nâu nhạt, dễ bóc từng mảnh, cành non nhẵn, không có lông hoặc có lông thưa và có những đốm nhỏ trên vỏ cây.

– Cuống lá dài 4 đến 8 cm, có lông mịn, mặt sau lá màu xanh đậm, mặt trên trục bóng, khi tươi màu nâu đỏ hoặc nâu cam, hình trứng, bầu dục hoặc hình trứng. Hình trứng thuôn dài, hiếm khi hình chữ nhật, hình mác hoặc hơi củ hành. Cây hồng quân là cây lâu năm rụng lá theo mùa.

– Hoa mận quân nở từ tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, là hoa đơn tính, hoa nằm ở nách lá và mọc trước hoặc cùng thời điểm với các lá non. Hoa mẫu đơn có màu xanh sữa hoặc trắng đục, có mùi thơm ngọt thoang thoảng, cuống rất mảnh, có lông mịn, dài 5-10 mm. Xung quanh hoa có 4-5 lá đài đồng tâm.

– Quả có hình tròn, cứng, gần giống quả nho, mọc thành chùm. Đường kính quả 1,5-2,5 cm.

Đặc điểm của cây mận quân
Đặc điểm của cây mận quân

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận quân

1. Bổ hốc, đánh cây

  • Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải.
  • Thời gian trồng phù hợp nhất là từ tháng 12 – tháng 1
  • Thời kỳ này có thể trồng rễ trần nghĩa là đánh cây lên, rũ hết đất; nếu có đất bùn ao tốt nhúng vào rễ bùn sau đó bó từng bó 10, 20 cây sau vài ngày trồng vẫn có thể sống 100%.
  • Không thể trồng rễ trần các tháng khác khi cây đang sinh trưởng. Muốn trồng sống vào bất cứ thời gian nào trong năm nên ương cây trong bầu bọc polyetylen, 6-10 kg đất, ghép khi cây còn ở bầu, bóc vỏ bỏ polyetylen khi trồng.

2. Đốn cành tạo hình

a) Tạo hình:

Chỉ có thể tạo hình trên cơ sở chăm sóc tốt cây con ngay từ đầu, cắm cọc chống khi cần để có thân chính thẳng. Cũng như các cây ăn quả khác, hãm ngọn thân chính để tạo nên 3-5 cành khung hay nhiều hơn tùy theo sức cây và chân cành khung trên thân chính phải cách nhau đều, khoảng 20-30cm.

b) Tạo quả:

Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật thành cành lớn do đó mận là cây chịu đốn; vậy cành vượt, cành già bắt đầu khô, cành manh, đều có thể tỉa bớt, cắt bỏ từ chân cành. Tất cả các giống mận của ta đều thuộc loại mận Trung Quốc, nụ hoa ra nhiều nếu thụ phấn tốt không sợ thiếu quả mà thường hay xảy ra tình trạng quả ra quá nhiều.

3. Tỉa quả

Tỉa quả là một điều bắt buộc đối với mận vì:

  • Quả sau khi tỉa đều, to và mã quả đẹp hơn nếu không tỉa.
  • Tỉa quả là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa gãy cành (cành mận dòn dễ gãy).
  • Tỉa quả giảm số công thu hoạch vì quả to, phân bố đều trên cành.
  • Phương pháp tỉa: có thể tỉa bằng tay, đợi đến tháng 4 khi quả đã to bằng hạt đỗ tương (đậu nành) thì tỉa. Nguyên tắc tỉa: không để chùm và quả nọ cách quả kia 4-5cm trên cành quả.

4. Bón phân, tưới nước, làm cỏ

Mặc dù mận trồng được ở đất xấu, cần phải bón nếu muốn đạt sản lượng cao. Tốt nhất trong điều kiện Việt Nam là phân chuồng để ải; số lượng khi trồng bỏ dưới hốc: 30-40kg.

Những năm sau bón tháng 12 khi cây nghỉ đông. Sau khi cây ra quả, thời kỳ cần bón nhất là tháng 6, 7 sau khi thu hoạch. Trong các yếu tố dinh dưỡng, đạm và kali cần nhất rồi đến lân.

Mận thường trồng ở đất gò, dốc, xa nước nên tập quán là trồng không tưới. Nếu trồng gần nhà một vài cây, tháng 3, 4 khi quả non đương lớn, và nếu trời hạn, tưới cho mỗi gốc một vài thùng nước rất có lợi.

Mận sợ cỏ vì rễ ăn nông, vì vậy lúc nào gốc mận cũng nên giữ sạch cỏ. Nên phủ rác quanh gốc, dưới tán cây, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm. Dùng cuốc xới cỏ quanh gốc thường làm đứt rễ, vì vậy khi có cỏ nên làm thật sớm khi cỏ chưa lớn để khỏi phải cuốc sâu và tốt nhất nên nhổ cỏ bằng tay.

5. Trừ sâu bệnh

Trên núi cao, với điều kiện khí hậu thích hợp, nhất là về nhiệt, cây mận mọc khỏe, không có sâu bệnh đáng kể. Nếu chăm bón tốt và nếu lại trồng những giống mận ngon quả to, sâu bệnh vẫn nguy hiểm. Những loại chính là:

  • Bệnh chảy gôm: phổ biến ở đào, mận. Cách phòng: không đốn cành non, đặc biệt cành hơi to. Khi phải đốn, dùng cưa và dao sắc để vết thương chóng lành, phòng trừ sâu đục thân, sâu ăn vỏ cũng giảm bớt bệnh.
  • Bệnh khô cành: Triệu chứng: cành nhỏ khô từng vết khi vết loang ra bao trùm cả cành thành một vòng thì lá và quả non đang lớn héo đi, lấy dao cạo vỏ thì thấy dưới vết khô gỗ biến màu nâu, ống dẫn nhựa bị tắc do đó cành héo.
  • Bệnh nấm đỏ (Polystigma rubrum) ở Sapa, Mèo Vạc, đặc biệt những nơi ẩm lá mận bị hại thành từng vết tròn màu đỏ da cam có nhiều bào tử nấm. Trị bằng thuốc bordeaux rất có hiệu lực.

Ở trung du và đồng bằng, những sâu chính hại mận có: xén tóc, mối, sâu róm ăn lá và quả non, sâu đục nõn, nhưng không có sâu nào đặc biệt nguy hiểm.

6. Thu hoạch và chế biến

Mùa mận chín là tháng 5-6 ở đồng bằng, 7-8 ở miền núi. Xác định độ chín căn cứ vào màu sắc quả. Vị trí chuyển màu trước tiên là vết lõm ở đuôi quả nơi xa cuống nhất. Màu xanh nhạt dần chuyển sang vàng nhạt rồi vàng sẫm, đỏ hoặc tía tùy giống.

Hái xanh hay chín căn cứ vào mục đích sử dụng. Nếu để ăn tươi thì người ta hái sớm, nhiều ít tùy theo nơi sử dụng xa hay gần nơi sản xuất vì quả càng chín càng nhũn khó vận chuyển, và càng phải mang đi xa càng phải hái sớm khi mận còn hơi xanh. Chú ý điểm sau đây: mận để lâu trên cây không những hàm lượng đường tăng nhanh mà thể tích, khối lượng quả cũng tăng. Ví dụ mận Tam Hoa hái chín già so với khi mới chín cách nhau chỉ mươi ngày nhưng khối lượng có thể tăng tới 30%. Vì vậy hái sớm có thể là một nguyên nhân thất thu. Hái muộn quá thì ngược lại có thể làm cho cây yếu sức đi.

Hái xanh hay chín còn tùy giống, ví dụ mận Hậu Bắc Hà khi chín rất nhũn không mang đi xa được, do đó phải hái tương đối xanh. Nếu hái mận khi bắt đầu chín có thể bảo quản 10-15 ngày, quả mềm dần nhưng chưa thối.

Cây giống mận quân
Cây giống mận quân

Chế biến 

Mận phơi khô phải hái lúc thật chín vì lúc này hàm lượng đường cao nhất. Chế mận khô có thể phơi, dùng nhiệt mặt trời, hoặc sấy ở lò. Độ nhiệt sấy lúc đầu là 50-60°C sau tăng dần lên nhưng không bao giờ được cao quá 72-73°C. Thời gian sấy vào khoảng 24-36 giờ và sau khi sấy độ ẩm chỉ còn khoảng 20%. 100 kg mận tươi sau khi sấy còn khoảng 32-36 kg mận khô.

Công dụng của cây mận quân 

Cây mận quân được xem như khắc tinh của căn bệnh đau dạ dày, u xơ tuyến tiền liệt và hỗ trợ điều trị sỏi mật rất công hiệu. Bện cạnh đó cây mận quân còn có một số công dụng khác như:

  • Điều trị bí tiểu, tiểu bị đau rát và buốt.
  • Hỗ trợ giảm đau viêm dạ dày, đau bao tử.
  • Cân bằng và trung hoà dịch vị trong dạ dày, giúp giảm tiết dịch vị hơn.
  • Cân bằng và phòng ngừa sỏi mật, viêm mật.
  • Hỗ trợ giảm đau buốt bàng quang.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt.
  • Hút và bài trừ nhiều khí độc hại, bụi bẩn xâm nhập vào cơ thể lâu ngày.

– Trái mận quân chín cây có vị chua chua, hậu ngọt, đôi khi hơi chát một số do chưa chín đều, nhưng nhìn chung ăn vào rất ngon. Trái mận quân đặc biệt hữu ích đối với những bạn có vấn đề về gan mật, hoặc bị đau bụng dữ dội do một số triệu chứng của bệnh đau dạ dày, có nguy cơ viêm loét dạ dày gây nên. Không những thế, quả mận quân còn góp phần thúc đẩy thành niêm mạc hồi phục nhanh hơn, hồi phục mô tế bào tốt hơn.

– Trong lá chứa nhiều vitamin, khoáng chất có công dụng điều trị viêm phế quản khá hữu hiệu, ngoài ra còn được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.

– Rễ và thân cây mận quân là bộ phận quan trọng và được sử dụng nhiều nhất, không chỉ có khả năng chữa u xơ tuyến tiền liệt, đái dắt, mà còn có thể hỗ trợ giảm đau bàng quan cực kì công hiệu.

Rễ hồng quân với tác dụng của rễ cây hồng quân và cách dùng trị bệnh

Các cách sử dụng cây mận quân

Sơ chế cây mận quân thành thuốc

Rễ mận quân mua về bạn rửa sạch bụi bẩn và đất cát đi, sau đó phơi nắng ít nhất trong 5-7 ngày cho thật là khô, rồi bảo quản trong túi nilon ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp để sử dụng từ từ là được nhé các bạn.

Dùng rễ mận quân nấu cao

Chuẩn bị 100g rễ mận quân sẽ thu được 100ml cao mận quân, đường cát, rượu đế, nước, đậu đen. Nấu những nguyên liệu này trong 3-4 tiếng là chút ta thu được cao mềm rồi đấy các bạn. Liều dùng 10g cao mỗi ngày, trung bình dùng 3-4 tuần là bắt đầu thấy cao hồng quần bắt đầu phát huy tác dụng.

Sắc rễ mận quân để uống

Chuẩn bị 40g rễ mận quân khô, thái lát đun với 3 lít nước, không đậy nắp với lửa liu riu. Đến khi nước cạn còn 1,5 chén ăn cơm là tắt bếp, chia thành 3 lần uống sau khi ăn, nên giữ ấm mỗi khi uống sẽ giúp phát huy công dụng tốt hơn.

Một số hình ảnh về cây mận quân

Trên đây là một số kiến thức Cây giống Tam Đảo đã chia sẻ về cây mận quân. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc ươm trồng và chọn lọc giống, chúng tôi cam kết cung cấp những loại cây giống uy tín, chất lượng tốt nhất trên thị trường.

Để thuận tiện hơn, quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

SĐT: 0967239503 hoặc 0347647444

Email: [email protected]

Địa chỉ: Quan Ngoại – Tam Quan – Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Facebook: Cây giống Tam Đảo

>> Tham khảo thêm bài viết tại đây:

Cây giống hông(Tếch lai) 

Cây giống trà hoa vàng

Cây giống đinh lăng

1 bình luận về “Cây mận quân giống (hồng quân, bồ quân)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *